Công nghệ

Công nghệ vi sinh làm thoáng kéo dài kiểu mương oxy hóa (Xử lý nước thải)

 

NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

 

Mương oxy hóa là dạng cải tiến của bể aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương.

 

Mương oxy hóa lần đầu tiên được áp dụng ở Hà Lan vào năm 1950 do Viện nghiên cứu Public Engineering dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Pasveer thực hiện. Đến nay, do tính hiệu quả của công trình, mương oxy hóa được cải tiến thành nhiều dạng và áp dụng rất rộng rãi, nhất là đối với các trạm công suất nhỏ.

 

Do mương oxy hóa có hiệu quả xử lý BOD5, Nitơ, photpho cao, quản lý đơn giản, thể tích lớn, ít bị ảnh hưởng bởi sự dao động lớn về chất lượng và lưu lượng của nước xử lý. Nên đã được áp dụng để xử lý nước thải ở những nơi ngoài việc xử lý BOD còn cần phải xử lý Nitơ và photpho và có biên độ dao động lớn về lưu lượng và chất lượng giữa các giờ trong ngày.

 

Mặt khác mương oxy hóa đòi hỏi diện tích lớn nên chỉ thích hợp ở những nơi đất rộng.

 

Ở các nhà máy xử lý nước thải công suất ≥ 2000m3/ngày nên đặt 2 mương oxy hóa 2 bể lắng.

 

Mương oxy hóa có thể xây bằng bê tông cốt thép, hoặc bằng mương thành đất, mặt trong ốp đá, láng xi măng hoặc nhựa đường. Nếu mương được làm bằng vật liệu không phải là bê tông cốt thép thì tại chỗ đặt các thiết bị làm thoáng cũng phải xây bằng bê tông cốt thép để đảm bảo độ bền và độ ổn định.

 

Mặt cắt của mương có thể là hình chữ nhật ( mương bê tông cốt thép), hình thang (mương đất ốp đá), độ dốc mái taluy (m)2 thành bên tùy thuộc vào độ bền của đất, thường m≤ ½.

 

Chiều sâu H của mương tùy thuộc vào công suất bơm của thiết bị làm thoáng để đảm bảo trộn đều bọt khí và tạo vận tốc tuần hoàn chảy dọc mương V≥ 0.25-0.3m/s có thể chọn H = 1÷4m.

 

Chiều rộng trung bình của mương thường 2 đến 6m.

 

Ở những nơi không có đủ chiều dài, bố trí mương theo hình zic-zắc, tại khu vực hai đầu mương khi dòng nước đổi chiều, tốc độ nước chảy nhanh ở phía ngoài, chậm ở phía trong làm cho bùn lắng lại, giảm hiệu quả xử lý, do đó phải xây các tường hướng dòng tại 2 đầu mương để tăng tốc độ nước ở phía trong (hình 8.3)

 

HÌNH ẢNH THAM KHẢO

 

 

9/101644